Dù rất thịnh hành ở phương Tây, nhưng Twitter lại không được đón nhận tại Việt Nam, tại sao?
Nhắc đến các mạng xã hội, không ai không biết đến Facebook, Instagram, Twitter, Zalo, YouTube, TikTok,... Tại Việt Nam, hầu hết mạng xã hội đều đã xuất hiện và thu hút được số lượng một lượng người dùng nhất định. Tuy nhiên, có một mạng xã hội xuất hiện ở Việt Nam như những “bóng ma” lờ mờ, không phất lên được. Đó chính là Twitter.
Mạng xã hội Twitter rất phát triển ở các nước phương Tây, nhưng khi về đến Việt Nam, Twitter phải buộc lòng nhường chỗ cho Facebook - mạng xã hội phổ biến nhất và đang chiếm được nhiều cảm tình từ người dùng.
Twitter là một nền tảng mạng xã hội ra đời vào năm 2006. Theo số liệu thống kê của Statcounter, Twitter mặc dù đang đứng sau Facebook về lượng người dùng, nhưng khoảng cách về số lượng người dùng giữa hai nền tảng này lại cách nhau khá xa. Twitter chiếm 14.29% người dùng trên thế giới, còn Facebook thì con số lên đến khoảng 65% người dùng.
Theo thống kê trên trang Brand Ninja: Hiện có 65 triệu tài khoản người dùng Facebook tại Việt Nam vào năm 2019, hơn 35 triệu người dùng Zalo, 5 - 8 triệu người dùng Instagram, 12 triệu tài khoản đăng ký trên TikTok, nhưng chỉ dưới 1 triệu người dùng trên Twitter. Vậy lý do gì mà Twitter ở Việt Nam lại nằm “thoi thóp” thế này?
Không cần Twitter nữa, Facebook đã đáp ứng đủ mọi nhu cầu rồi:
Nếu bạn muốn đăng ảnh kèm những dòng caption cực chất câu like vù vù, OK! Facebook có. Nếu bạn muốn tham gia các nhóm học tập, nhóm có cùng sở thích, nhóm tìm việc làm, OK! Facebook có luôn. Nếu bạn muốn chơi game giải trí, hẹn hò, xem video live stream, Facebook: “Không thành vấn đề!”. Chưa hết, Facebook còn là một khu chợ online miễn phí để bạn có thể mua bán trên đó.
Trong khi đó, các tính năng của Twitter rất hạn chế, không phong phú như Facebook. Ngoài các chức năng cơ bản như tweet trạng thái, tin tức kèm hình ảnh, theo dõi các chủ đề và nhắn tin thì Twitter còn thiếu rất nhiều các tính năng mở rộng như Facebook. Ngoài ra, Twitter còn giới hạn số ký tự caption (tối đa 280 ký tự), khiến người dùng không thể đăng tải những dòng trạng thái dài hơn.
Bản thân mình là một người rất thích viết lách. Thỉnh thoảng tâm tư xáo trộn hoặc cảm thấy lãng mạn thì lại đột nhiên muốn xuất khẩu thành văn để chia sẻ với bạn bè.
Giả sử mình muốn đăng lên Twitter, nhưng chỉ có thể đăng một đoạn ngắn tầm 70 - 80 chữ là cùng thì làm sao tả hết tâm tư của mình lúc ấy. Nên mình lại thôi. Dùng Facebook luôn cho nhanh. Đỡ mất công chuyển qua chuyển lại giữa hai nền tảng. Thế là Twitter lại “lép vế”.
Thói quen của người dùng:
Các tài khoản trên Twitter hoạt động hoàn toàn công khai. Họ thảo luận và theo dõi các chủ đề cùng quan tâm hoặc đăng tải và bình luận cũng đều mặc định hiển thị dưới dạng công khai. Còn trên Facebook, các tài khoản có thể theo dõi và chia sẻ thông tin theo cách riêng tư hơn.
Chẳng hạn người dùng Facebook có thể tùy chọn chế độ chia sẻ hình ảnh, status như công khai, bạn bè, chỉ mình tôi,... Người Việt cũng có thói quen trò chuyện và thoải mái chia sẻ với người quen biết nhiều hơn, còn với người lạ thì có phần dè chừng, mặc dù thời nay giới trẻ có phần sống thoáng hơn.
Facebook ngoài là nơi để mọi người đọc tin tức thì đó cũng là nơi để mọi người thỏa sức với những sáng tạo, giải trí và sở thích. Trong điều kiện bắt buộc phải ở nhà làm việc để tránh dịch, các group về công việc bếp núc, trang trí nhà cửa,... như group Yêu bếp, Nghiện nhà,... tập hợp những người khéo léo, yêu thích nấu ăn cùng tham gia và trò chuyện.
Còn Twitter, tuy vẫn có những chủ đề như thế này, nhưng đa phần là các bài đăng theo dạng hashtag, mà hashtag thì đa phần người Việt không có thói quen này. Vấn đề này mình sẽ nói rõ ở mục dưới.
Người Việt chúng ta thường có thói quen đi theo đám đông, bạn bè mình sử dụng Facebook nhiều thì mình cũng dùng để dễ liên lạc, kết nối. Cứ như thế, chúng ta sẽ ở lại với Facebook lâu hơn do thói quen, và công việc lẫn học tập phụ thuộc vào Facebook rất nhiều. Do đó, sẽ rất khó để chuyển luôn sang một mạng xã hội mới mà không có nhiều bạn bè tham gia.
Facebook phổ biến ở Việt Nam đến nỗi lứa tuổi U50 khi tham gia mạng xã hội cũng lựa chọn Facebook đầu tiên, bởi con cháu và anh em họ hàng đều sử dụng và giới thiệu Facebook cho họ. Có thể nói, Facebook hầu như trở thành một thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt, nếu không muốn nói là "chất gây nghiện" cho mọi người.
Hashtag là một khái niệm mới và người Việt vẫn chưa quen dùng hashtag:
Hashtag nổi lên từ Twitter và bắt đầu phổ biến hơn với người dùng trên các trang mạng xã hội trong những năm gần đây. Hashtag có chức năng nhóm tất cả thông tin có cùng chủ đề lại với nhau và được nhận diện bằng dấu #. Mỗi bài đăng có chèn hashtag sẽ được nhóm lại, chỉ cần tìm kiếm theo hashtag, bạn có thể theo dõi toàn bộ thông tin về chủ đề đang được mọi người quan tâm.
Tháng 6/2013, Facebook cũng cập nhật tính năng Hashtag cho người dùng. Tính đến thời điểm hiện tại, hashtag đã dần quen thuộc hơn với người Việt thông qua các xu hướng, các chương trình online/offline. Nhưng phần lớn người Việt vẫn hiếm khi sử dụng hashtag trong các bài đăng của mình. Lý do đơn giản nhất là họ vẫn chưa hiểu rõ mục đích thật sự của việc hashtag.
Ngược lại, Instagram và Twitter là hai hệ thống mạng xã hội phát triển mạnh về hashtag để tìm kiếm thông tin, sự kiện, hình ảnh. Và hashtag chính là điểm mạnh của Twitter. Nếu người dùng thật sự không hiểu được ý nghĩa của điều này, Twitter khó mà chiếm được thị phần lớn tại thị trường Việt Nam.
Mà dù nhiều người dùng hashtag đi nữa, nhưng chỉ cứ #hashtag linh tinh, lung tung, ti tỉ thứ gi gỉ gì gi, cái gì cũng có thể hashtag, điển hình như là hashtag #hotgirl, #hotboy #đẹptraithìmớicónhiềuđứayêu,... đâm ra đôi khi làm loãng hệ thống hashtag, thậm chí còn bị đánh giá là spam.
Tạm kết
Thực ra, bản thân mình cũng có hứng thú với Twitter vì có rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới sử dụng mạng xã hội này, thường xuyên đăng tải, cập nhật tin tức của họ cũng như tình hình công nghệ, tài chính, chính trị,... trên toàn cầu.
Đặc biệt là nắm bắt được các Top Trending toàn cầu nhanh chóng, chính xác, ví dụ như hashtag #PrayForParis năm 2015 - sự kiện thành phố Paris bị tấn công, hay là #COVID-19, #StayAtHome, #WorkFromHome,... trong đại dịch corona.
Hơn nữa, giao diện của Twitter mới lạ, bắt mắt và dễ theo dõi cũng là một điểm cộng cho Twitter. Nhưng vì bạn bè mình đa số dùng Facebook, công việc và học tập cũng ghim luôn trên Facebook. Và như mình đã nói, mình thích caption dài nên Facebook vẫn là một sự lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên, mình vẫn đăng ký một tài khoản trên Twitter để theo dõi một số chủ đề mà mình quan tâm và để nắm bắt tình hình thế giới.
Nhìn chung, theo mình thì Twitter không có gì mới mẻ với người dùng Việt. Màu sắc của Twitter có lẽ hơi mờ nhạt và không thật sự thú vị với người Việt. Ngay với các mạng xã hội mới nổi như TikTok cũng thu hút lượng lớn người dùng ở Việt Nam hơn bởi tính độc đáo của nó.
Để thu hút nhiều lượt người dùng hơn có lẽ Twitter phải bổ sung các tính năng mới đa dạng hơn, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của người dùng toàn cầu hơn nữa. Nếu không, Twitter ở Việt Nam sẽ chỉ là cánh chim cô đơn giống như chính biểu tượng của nó!
Cre: TheGioiDiDong
#j2team_share
#J2Team_News
Chia sẻ của Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới TW có lẽ là suy nghĩ chung của đội ngũ y bác sỹ, nhân viên y tế Việt Nam trong những ngày chung sức chống dịch Covid-19.
Họ đã không có được một cái tết đủ đầy bên người thân khi dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ những ngày cuối tháng 1. Hôm nay, kỷ niệm 65 năm ngày Thầy Thuốc Việt Nam, các bệnh viện đều chủ trương không nhận hoa, tiếp khách trong những ngày qua để tập trung dồn lực chống dịch.
Xin chân thành cảm ơn những chiến sỹ áo trắng, những người thầm lặng đứng sau cuộc chiến chống virus Corona.
Cre: VTV24
-----//-----
❤️❤
#Covid-19
#ThayThuocVietNam
#J2team_news
#COVID
[KHẨN]THÔNG BÁO KHẨN SỐ 16 - BỘ Y TẾ
22:18 26/07/2020
--------
Bộ Y tế phát đi thông báo khẩn số 16 đề nghị những người đã đến những địa điểm sau cần liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ
1. Những người đã đến và sử dụng dịch vụ tại 3 bệnh viện:
- Bệnh viện C Đà Nẵng: từ ngày 20-22/7.
- Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng: ngày 16/7 và 18/7 tại phòng 506 Khoa Nội hô hấp và ngày 23/7 tại phòng Hồi sức tích cực.
- Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng: Từ ngày 14-16/7 và 20-21/7 tại căng-tin Bệnh viện, Nhà thuốc Bệnh viện và phòng 401, khu B.
2. Những người đã sử dụng dịch vụ xe khách của nhà xe Thanh Hường:
- Chuyến 3 giờ chiều ngày 17/7/2020 từ Thành phố Đà Nẵng đến Thành phố Quảng Ngãi.
- Chuyến 3 giờ sáng ngày 20/7/2020 từ Thành phố Quảng Ngãi đi Thành phố Đà Nẵng, đến Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng lúc 6h30 giờ sáng.
3. Những người đi chuyến tàu 23 giờ ngày 21/7/2020, số hiệu SE7 từ Thành phố Đà Nẵng đến Thành phố Quảng Ngãi.
4. Chợ đầu mối Hoà Cường, 65 Lê Nổ, Hoà Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng, vào buổi sáng các ngày từ 8-12/7.
5. Quán bún Cô Nở, đường Nguyễn Thuỵ, Quảng Ngãi, vào buổi sáng ngày 18/7.
6. Dự tân gia tại hẻm 1 Nguyễn Thông, Quảng Phú, TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, ngày 19/7.
7. Nhà Văn hoá Lao động, đường Hùng Vương, tỉnh Quảng Ngãi, từ 20-21h ngày 23/7.
Đề nghị những người đã đến những địa điểm trên:
Liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ;
- Gọi điện đến các đường dây nóng: 1900.9095 (Bộ Y tế), 1900988975 (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Đà Nẵng) và 0914021022 (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi) cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình;
- Thực hiện cách ly tại nhà.
- Khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ.
#j2team_discussion
#j2team_share
(Bài viết ko mang tính đả kích hay một vấn đề tiêu cực, hãy đọc để suy ngẫm, cùng nhau vượt qua đại dịch Covid - Việt Nam chiến thắng dại dịch)
HÃY NGỪNG THAN VÃN, COVID CHƯA LÀ CÁI GÌ CẢ ĐÂU
Hãy tưởng tượng bạn sinh năm 1900.
Khi bạn 14 tuổi, Thế chiến thứ nhất bắt đầu và kết thúc khi bạn 18 tuổi với 22 triệu người chết.
Ngay sau một đại dịch toàn cầu, Cúm Tây Ban Nha, xuất hiện, giết chết 50 triệu người. Bạn còn sống và tròn 20 tuổi.
Khi bạn 29 tuổi, bạn sống sót sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu với sự sụp đổ của Sàn giao dịch chứng khoán New York gây ra lạm phát, thất nghiệp và đói kém.
Khi bạn 33 tuổi, những kẻ phát xít nắm được quyền lực.
Khi bạn 39 tuổi, Thế chiến II bắt đầu và kết thúc khi bạn 45 tuổi với 60 triệu người chết. Trong đó, sát hại 6 triệu người Do Thái.
Khi bạn 52 tuổi, Chiến tranh Triều Tiên bắt đầu.
Khi bạn 64 tuổi, Chiến tranh Việt Nam bắt đầu và kết thúc khi bạn 75 tuổi.
Một đứa trẻ sinh năm 1985 nghĩ rằng ông bà của mình không biết cuộc sống khó khăn như thế nào, nhưng họ đã sống sót qua nhiều cuộc chiến tranh và thảm khốc.
Hôm nay chúng ta có tất cả sự thoải mái trong một thế giới mới, giữa một đại dịch mới. Nhưng chúng ta phàn nàn vì chúng ta cần đeo khẩu trang. Chúng tôi phàn nàn vì chúng tôi phải ở lại giới hạn với ngôi nhà của chúng tôi nơi chúng tôi có thức ăn, điện, nước chạy, wifi, thậm chí Netflix! Không có gì tồn tại trong ngày. Nhưng nhân loại sống sót sau những hoàn cảnh đó và không bao giờ mất đi niềm vui sống của họ.
Một thay đổi nhỏ trong quan điểm của chúng ta có thể tạo ra phép màu. Chúng ta nên biết ơn vì chúng ta còn sống. Chúng ta nên làm tất cả những gì chúng ta cần làm để bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau.
Thông điệp này nên tiếp cận mọi người. Xin hãy giúp tôi lan tỏa nó.
---
Nguồn: copy, Dịch từ Goofled Stuff
#covid #covid19
#J2team_news
#COVID19
18:33 - 14/2/2021
HÀ NỘI (2) HẢI DƯƠNG (31)
---
Thông tin ca mới:
- BN2196-2205, 2208-2228: 31 ca ghi nhận tại tỉnh Hải Dương.
Trong đó 29 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly tập trung từ trước, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng và 2 ca trong khu vực đã được cách ly phong tỏa.
- BN2206: nữ, 58 tuổi, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.
- BN2207: nữ, 8 tuổi, huyện Mê Linh, TP Hà Nội.
BN2206, BN2207 là F1 của BN2142, đã được cách ly từ 30/1.
Kết quả xét nghiệm ngày 13/2 dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
---
NHƯ VẬY:
Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 18h ngày 14/2: Việt Nam có tổng cộng 1330 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 637 ca.
- Tính từ 6h đến 18h ngày 14/2: 33 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 152.690, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 683
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.232
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 133.775.
Tình hình điều trị:
- 03 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh: BN1885, BN1963, BN1964
- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:
+ Lần 1: 39
+ Lần 2: 12
+ Lần 3: 9
- Số ca tử vong: 35 ca.
- Số ca điều trị khỏi: 1.534 ca.
Trên đây là Bản tin Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống #COVID-19
---
‼️ CHÚNG TÔI SẼ TIẾP TỤC CẬP NHẬT VỀ DIỄN BIẾN PHÒNG, CHỐNG #COVID19 TRONG NHỮNG BẢN TIN TIẾP THEO
Chi tiết trong link.
-------
Theo: TTCP
Link: https://www.facebook.com/912918568785331/posts/3714585278618632/
#J2team_news
#COVID19
19:45 - 22/2/2021
CHÍNH THỨC: HẢI PHÒNG (3), HẢI DƯƠNG (6)
---
Thông tin ca mắc mới:
- BN2384, BN2386-BN2390: 6 ca ghi nhận tại Hải Dương là các trường hợp F1, đã được cách ly trước đó.
Hiện có 3 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 (Trung tâm Y tế thành phố Chí Linh) và 3 bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
- BN2385, BN2391-2392: 3 ca ghi nhận tại Hải Phòng.
Thông tin dịch tễ đang được tiếp tục điều tra bổ sung.
Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.
---
NHƯ VẬY:
Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 18h ngày 22/02: Việt Nam có tổng cộng 1493 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 800 ca.
- Tính từ 6h đến 18h ngày 22/02: 09 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 120.827, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 588
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.984
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 107.255.
Tình hình điều trị:
- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:
+ Lần 1: 69
+ Lần 2: 39
+ Lần 3: 55
- Số ca tử vong: 35 ca.
- Số ca điều trị khỏi: 1.717 ca.
Trên đây là Bản tin Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống #COVID-19
---
‼️ CHÚNG TÔI SẼ TIẾP TỤC CẬP NHẬT VỀ DIỄN BIẾN PHÒNG, CHỐNG #COVID19 TRONG NHỮNG BẢN TIN TIẾP THEO
Chi tiết trong link.
-------
Theo: TTCP
Link: https://www.facebook.com/912918568785331/posts/3735407153203111/
#j2team_news
THỂ HIỆN BẢN CHẤT TỐT ĐẸP CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ☭
---
⚕️ Bộ Y tế đang chuẩn bị khẩn trương các kịch bản, huy động tất cả đơn vị trong và ngoài ngành y tế tham gia vào quá trình tiêm, để đẩy nhanh tiến độ tiêm, đảm bảo độ bao phủ, làm sao sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, giảm tác động của đại dịch COVID-19 đến đời sống.
Đại diện các đơn vị liên quan của Bộ Y tế đã thảo luận các vấn đề như nguồn cung, thủ tục quy trình phê duyệt, tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, sự cần thiết phải huy động tổng lực ngành y tế.
Theo đó, tất cả cơ sở y tế công lập sẽ tham gia vào quá trình tiêm chủng, đồng thời huy động lực lượng sinh viên các trường y để tổ chức tiêm tại các điểm ngoài trạm y tế và các điểm lưu động.
Vấn đề bảo quản vaccine cũng được bàn bạc, rà soát kỹ. Hệ thống kho lạnh ở các khu vực đủ khả năng bảo quản vaccine, các thiết bị vận chuyển vaccine tới các trạm y tế, các điểm tiêm lưu động cũng đảm bảo.
Thảo luận về đánh giá sau tiêm, các đại biểu dự cuộc họp của Bộ Y tế (về tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 chiều 24/2) nhấn mạnh bất cứ vaccine nào cũng không thể đảm bảo được độ an toàn 100%, nhất là vaccine phòng COVID-19 mới được phát triển trong thời gian ngắn.
Do đó, việc theo dõi đánh giá phản ứng sau tiêm rất quan trọng. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn đánh giá này, nhưng tới đây sẽ phải tiếp tục làm rõ để không gây hoang mang trong người dân với những phản ứng sau tiêm.
Bộ Y tế đã phân công tất cả các đơn vị tập huấn toàn tuyến về tiêm chủng, quy trình tổ chức điểm, buổi tiêm, xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm, theo dõi sau tiêm và đánh giá hiệu quả của vaccine sau tiêm…
---
Trước đó, chiều 24/2, lãnh đạo Bộ Y tế đã có cuộc họp với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam về vaccine phòng COVID-19.
Các bên đã tiến hành trao đổi các nội dung liên quan đến việc tiêm chủng vaccine như cấp phép cho vaccine, đối tượng tiêm, truyền thông tiêm chủng và các vấn đề liên quan.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế bày tỏ sự cảm ơn đối với những nỗ lực của chương trình COVAX Facility, tạo điều kiện để Việt Nam được tiếp cận sớm với nguồn vaccine phòng COVID-19.
Về đối tượng ưu tiên tiêm, các bên thống nhất sẽ thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ, đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận vaccine phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh, thể hiện bản chất tốt đẹp của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Đại diện các tổ chức quốc tế đồng ý với những trao đổi về việc một số vaccine bảo quản trong điều kiện khó khăn, phải huy động nguồn lực xã hội hóa như vaccine của Pfizer.
Với vaccine của Pfizer, yêu cầu bảo quản ở âm 70 độ C và tiêm trong 5 ngày sau khi rã đông, nên nếu không tiêm kịp trong thời hạn đó vì những lý do khách quan thì sẽ gây lãng phí. Thực tế tiêm vaccine này tại Mỹ cho thấy tỷ lệ không sử dụng ở mức cao.
“Việt Nam mong muốn được tiếp cận với nguồn vaccine đảm bảo chất lượng, giá hợp lý, phù hợp, bảo quản như theo điều kiện của các vaccine thông thường mà Việt Nam đang có”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, đồng thời cam kết Bộ Y tế sẽ giải quyết ngay các vấn đề liên quan tới thủ tục để đảm bảo vắc xin của Chương trình COVAX Facility sớm được nhập vào Việt Nam.
Về công tác truyền thông cho kế hoạch tiêm chủng vaccine #COVID-19 mà các tổ chức quốc tế quan tâm, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết lãnh đạo Bộ đã giao các đơn vị chuyên môn liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với từng giai đoạn.
---
‼️ CHÚNG TÔI SẼ TIẾP TỤC CẬP NHẬT VỀ DIỄN BIẾN PHÒNG, CHỐNG #COVID19 TRONG NHỮNG BẢN TIN TIẾP THEO
Nguồn: Thông tin Chính phủ
#J2team_news
#COVID19
CA KHÔNG QUA KHỎI CỦA BỆNH NHÂN COVID-19 THỨ 40 TẠI VIỆT NAM
Theo thông báo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, ca bệnh là BN3028, 70 tuổi, nữ, có tiền sử đái tháo đường 21 năm, di chứng tai biến mạch máu não yếu nửa người trái.
Ngày 3/5, bệnh nhân được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với chẩn đoán: Tăng huyết áp, sốt, đái tháo đường, di chứng tai biến mạch máu não.
Ngày 5/5, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Bệnh nhân được cấp cứu điều trị hồi sức tích cực: Thở máy, lọc máu, phối hợp kháng sinh phổ rộng điều trị căn nguyên đa kháng, truyền dịch, albumin.
Bệnh nhân được các giáo sư đầu ngành hội chẩn quốc gia ngày 18/5.
Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân không giảm mặc dù đã được bệnh viện cấp cứu hồi sức tích cực. Bệnh nhân mất ngày 20/5.
Chẩn đoán: Sốc nhiễm khuẩn, nhiễm SARS-CoV-2 trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, di chứng tai biến mạch máu não.
Đây là ca không qua khỏi của bệnh nhân thứ 40 có liên quan tới #COVID-19 tại Việt Nam.
----------
Theo: TTCP
---------
Note: Bắt đầu từ bản tin này, xin phép tất cả thành viên được khởi động lại các bản tin COVID19.
#J2team_news
19:59 - 21/05/2021
⚠️ Bắc Giang (39), Bắc Ninh (13), Đà Nẵng (2), Lạng Sơn (1), Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (2)
---
1. Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:
a. Tính từ 12h đến 18h ngày 21/5 có 58 ca mắc mới (BN4884-4941):
- 01 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Vĩnh Long.
- 57 ca mắc ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (39), Bắc Ninh (13), Đà Nẵng (2), Lạng Sơn (1), Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (2).
b. Tính đến 18h ngày 21/5:
- Việt Nam có tổng cộng 3.462 ca ghi nhận trong nước và 1.479 ca nhập cảnh.
- Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 1.892 ca.
2. Thông tin chi tiết các ca mắc mới:
a. 01 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh
- CA BỆNH BN4889 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Vĩnh Long: nữ, 53 tuổi, là công dân Việt Nam, địa chỉ tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 06/5/2021, từ Malaysia nhập cảnh Sân bay Cần Thơ trên chuyến bay QH9324 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Vĩnh Long. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 21/5/2021 dương tính với SAR-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Vĩnh Long.
b. 57 ca mắc ghi nhận trong nước
- CA BỆNH BN4884 ghi nhận tại TP. Đà Nẵng: nam, 10 tuổi, địa chỉ tại huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng; là F1 của BN3399, đã được cách ly trước đó.
- CA BỆNH BN4885 ghi nhận tại TP. Đà Nẵng: nữ, 33 tuổi, địa chỉ tại quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng; là F1 của BN3607, đã được cách ly trước đó.
Kết quả xét nghiệm ngày 20/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2.
- CA BỆNH BN4886-BN4887 ghi nhận tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (là các F1 đã được cách ly trong bệnh viện từ trước).
- CA BỆNH BN4888 ghi nhận tại tỉnh Lạng Sơn: nữ, 42 tuổi, địa chỉ tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; là công nhân Khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang, liên quan BN3926, đã được cách ly trước đó. Kết quả xét nghiệm ngày 21/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng.
- CA BỆNH BN4890-BN4902 ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh: 12 ca là F1 đã được cách ly từ trước, 1 ca là công nhân Công ty Hosiden, Bắc Giang. Kết quả xét nghiệm ngày 21/5/2021 dương tính với SARS-CoV-2.
- CA BỆNH BN4903-BN4941 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang: 39 ca trong khu vực phong tỏa, có liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quang Châu, Vân Trung, Nội Hoàng - Song Khê. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
3. Tình hình điều trị:
- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:
+ Lần 1: 63
+ Lần 2: 34
+ Lần 3: 23
- Số ca tử vong: 41 ca.
- Số ca điều trị khỏi: 2.689 ca.
4. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 129.502, trong đó:
- Cách ly tập trung tại Bệnh viện: 3.421
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 32.914
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 93.167
---
‼️ CHÚNG TÔI SẼ LIÊN TỤC CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG #COVID-19
--------
Theo: TTCP
#J2team_news
#COVID19
19:34 - 22/5/2021
TIN TỔNG HỢP COVID19 TRONG NGÀY
- Sáng: 20 ca bệnh mới
- Trưa: 52 ca bệnh mơi
- Chiều: 73 ca bệnh mới
1. Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:
a. Tính từ 12h đến 18h ngày 22/5 có 73 ca mắc mới (BN5014-5086):
- 0 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
- 73 ca mắc ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (39), Bắc Ninh (25), Lạng Sơn (2), Điện Biên (2), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (1), Hải Dương (1), Thái Nguyên (1).
- Trong ngày 22/5, Việt Nam ghi nhận thêm 145 ca mắc mới:
+ 02 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội.
+ 143 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (84), Bắc Ninh (28), Hà Nội (10), Hải Dương (7), Hưng Yên (4), Điện Biên (3), Lạng Sơn (2), Thanh Hoá (2), Thái Bình (1), Đà nẵng (1), Thái Nguyên (1).
b. Tính đến 18h ngày 22/5:
- Việt Nam có tổng cộng 3.605 ca ghi nhận trong nước và 1.481 ca nhập cảnh.
- Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 2.035 ca.
- Có 4 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An) qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.
‼️ CHÚNG TÔI SẼ LIÊN TỤC CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG #COVID-19
--------
Theo: TTCP