# **VẬT LÝ LƯỢNG TỬ: QUÁ KHỨ LẠI ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH BỞI TƯƠNG LAI**
*Cre: ban.chưa.biet / Instargram*
> "Past has no existence except as recorded in the present" / "Quá khứ không hề tồn tại, cho đến khi chúng ta quan sát chúng ở hiện tại." - John Archibald Wheeler
John Archibald Wheeler là một nhà vật lý nổi tiếng người Mỹ , ông chính là cộng sự của Albert Einstein, và là thầy của Richard Feynman- người đã từng đoạt giải Nobel Vật lý năm 1965.
Năm 1978 Wheeler đã khiến cả thế giới sửng sốt khi đưa ra một thí nghiệm tưởng tượng dựa trên "thí nghiệm 2 khe young" và chứng minh rằng đối với cảm nhận của ánh sáng tương lai lại xảy ra trước cả quá khứ.
## **1/ Sơ lược về thí nghiệm 2 khe Young**
Được thực hiện lần đầu bởi Thomas Young vào khoảng năm 1805, thí nghiệm hai khe đã chứng minh được ánh sáng vừa mang tính chất hạt, vừa mang tính chất sóng cùng một lúc.
## **2/ Sự bí ẩn của thí nghiệm 2 khe - phiên bản nâng cấp**
Do năm 1805 các dụng cụ thí nghiệm còn khá thô sơ, nên những năm sau đó nhiều nhà khoa học đã thực hiện lại thí nghiệm này và bổ sung thêm một vài dụng cụ đo đạc khác, từ đó phát hiện thêm nhiều tính chất kì lạ và bí ẩn hơn của ánh sáng.
**Thí nghiệm 1:**
Các nhà khoa học đã đặt một thiết bị quan sát đường đi của ánh sáng để "tận mắt chứng kiến" cách mà photon di chuyển khi đang thể hiện tính chất sóng. Nhưng họ đã thất bại vì sự quan sát đã khiến photon không còn lan truyền như một sóng nữa, mà chỉ thể hiện tính chất hạt.
**Thí nghiệm 2 :**
Biết rằng sự quan sát có thể khiến kết quả thí nghiệm thay đổi, vì vậy các nhà khoa học đã thử đặt thiết bị quan sát ở phía sau 2 khe, khi photon đã đi qua chúng, để chứng minh rằng ngay từ khi đi ra khỏi nguồn phát photon sẽ tồn tại ở dạng sóng như thí nghiệm 2 khe Young năm 1805. Nhưng kết quả thật ngạc nhiên, photon vẫn đi qua 2 khe ở dạng hạt.
Làm cách nào photon có thể "biết" chúng sẽ bị quan sát như ở thí nghiệm 1?
Quyết định của photon thể hiện ở dạng hạt hay sóng là ở quá khứ (ngay khi nó được bắn ra từ máy phát) lại yêu cầu thông tin trong tương lai (sự tồn tại của thiết bị quan sát sau 2 khe)?
## **3/ Thí nghiệm lựa chọn chậm trễ của Wheeler.**
Từ những thí nghiệm trên, Wheeler đã tự đặt một câu hỏi hóc búa : Khi nào một photon quyết định nó sẽ di chuyển như một hạt, khi nào thì như một sóng?
Rõ ràng sự quan sát của chúng ta đã định hình trạng thái của photon, tức là photon không hề có một trạng thái khách quan nào trước khi được đo đạc. Quá khứ không hề tồn tại cho đến khi ta nhận thức về nó.
Điều kì lạ này đã được chính Stephen Hawking khẳng định trong cuốn sách "bản thiết kế vĩ đại" của mình.
"Vũ trụ, theo vật lý lượng tử, không có quá khứ hay lịch sử. Việc quá khứ không có hình thức xác định có nghĩa là những quan sát bạn thực hiện trên một hệ thống ở hiện tại ảnh hưởng đến quá khứ của nó" .
## **4/Tương lai có thể thay đổi quá khứ?**
Ngoài câu hỏi chất vấn đề thực tại và nhân quả, Wheeler còn dẫn chúng ta đến một vấn đề hóc búa hơn : "Nếu sự quan sát có thể định hình trạng thái của ánh sáng, vậy ánh sáng phát ra từ các thiên thể cách xa trái đất hàng triệu, thậm chí hàng tỷ năm ánh sáng có phải là hình ảnh thực của nó? hình ảnh của chúng khi không và khi bị quan sát có khác nhau hay không ?"
Giả sử ngay khi được sinh ra từ BigBang, ánh sáng chỉ tồn tại ở dạng sóng và sau hơn 14 tỷ năm trôi dạt, các photon này đã đến được Trái đất, nhưng tình cờ chúng phát hiện ở hành tinh xanh này có tồn tại loài sinh vật có thể tương tác được với chúng, thế là photon đã đưa ra ngay một quyết định : "quay ngược thời gian trở về thời điểm khai sinh ra vũ trụ và tự mình thay đổi trạng thái - di chuyển theo dạng hạt đến Trái đất".
## **5/ Sự lý giải của khoa học?**
Cho đến nay chưa có một lý giải nào được đưa ra về thí nghiệm chọn-trễ của Wheeler.
Tuy nhiên nếu tìm hiểu về bản chất của ánh sáng, chúng ta có thể tự tưởng tượng ra một câu trả lời.
Theo thuyết tương đối của Einstein, ánh sáng là vật chất có tốc độ nhanh nhất trong vũ trụ (do có khối lượng bằng 0) và đối với ánh sáng, chúng không hề tồn tại khái niệm thời gian - không gian.
Nếu một photon được sinh ra từ thời điểm BigBang, thì đối với cảm nhận của chúng ta, photon đó đã tồn tại hơn 14 tỷ năm, nhưng dưới cảm nhận của chính photon thì BigBang chỉ vừa mới xảy ra tích tắc trước mà thôi.
--
#j2team_discussion #j2team_knowledge #j2team_science
#j2team_science #HT
r/science
u/skoalbrother (26.5k points)
Các nhà nghiên cứu tìm ra được một pha mới của carbon, tạo ra được kim cương ở nhiệt độ phòng.
____________________
https://redd.it/3uvg0o
____________________
u/swiftb3 (638 points)
Ngoài ra, Q-carbon cứng hơn kim cương, và phát sáng khi tiếp xúc với mức năng lượng thấp.
OK, bây giờ điều đó nghe thật tuyệt vời.
____________________
u/huphelmeyer (3.8k points)
> Q-cacbon có vài đặc điểm khác thường. Một trong số đó là nó có khả năng "sắt từ" mà các dạng khác của cacbon không hề có.
> "Chúng tôi cũng không nghĩ là nó có khả năng "sắt từ" đâu", Narayan cho hay.
> Ngoài ra, Q-cacbon cứng hơn kim cương, và phát sáng khi tiếp xúc với năng lượng thấp.
>u/rg44_at_the_office (3.9k points)
> Q-carbon is harder than diamond.
Ơ dcm, sao cái này đ phải là tiêu đề??
>u/[deleted] (212 points)
Có vật liệu phi kim nào có khả năng "sắt từ" không? Tôi nghĩ oxy lỏng là có khả năng "thuận từ" nhưng mà tôi không nghĩ ra được bất kì thứ gì có khả năng "sắt từ"
Edit: Thực tế, Oxy là chất "thuận từ".
> **T/N: Sắt từ** là các chất có từ tính mạnh, hay khả năng hưởng ứng mạnh dưới tác dụng của từ trường ngoài, mà tiêu biểu là sắt (Fe), và tên gọi "sắt từ" được đặt cho nhóm các chất có tính chất từ giống với sắt. Các chất sắt từ có hành vi gần giống với các chất thuận từ ở đặc điểm hưởng ứng thuận theo từ trường ngoài.
> **T/N:Thuận từ** là những chất có từ tính yếu (trong ngành từ học xếp vào nhóm phi từ, có nghĩa là chất không có từ tính).
>u/l0calher0 (313 points)
Vật liệu "sắt từ" nghĩa là loại vật liệu có thể bị nhiễm từ khi cọ xát với nam châm. Giải thích cho mấy ông không biết như tui.
>u/Kaellian (178 points)
> And glows when exposed to even low levels of energy.
Mấy ổng có ý gì khi nói nó phát sáng? Nó phát sáng trong vùng quang phổ nhìn thấy được?
Tất cả mọi thứ đều phát sáng khi tiếp xúc với năng lượng mà.
>u/derphurr (69 points)
tl; dr Một lớp phim tráng cacbon mỏng được nung nóng bởi laser tạo ra lớp phim phủ kim cương từ 50 nm tới 500 nm (Nhiệt độ phòng, áp suất 1atm). Ứng dụng thực tế của công nghệ này dùng cho chất bán dẫn thôi.
>u/TaylorAway (85 points)
Bây giờ họ đã có thể tạo ra kim cương tổng hợp trong một thời gian rồi và sử dụng nó trong các máy công nghiệp. Điều tôi quan tâm là nó có giống chất lượng trang sức của kim cương mà chúng ta thường thấy không? Vâng, nó phát sáng, nhưng bao nhiêu?
>>u/rodgerd (155 points)
> What I'm interested in is does it look like the jewelry quality of diamonds we're used to seeing?
Chất lượng của kim cương tổng hợp đã tốt hơn so với kim cương được khai thác quá nhiều rồi. Sự biến mất của các khiếm khuyết là một trong những tiêu chí đánh giá khác biệt của các thợ hoàn kim.
> T/N: Kim cương khai thác tự nhiên sẽ có các khiếm khuyết, điều này là không tránh khỏi được . Còn kim cương tổng hợp được làm theo kiểu công nghiệp nên không có các khiếm khuyết. Các thợ hoàn kim dựa trên mấy cái khiếm khuyết này để đánh giá chất lượng của kim cương.
>>u/CookieOfFortune (186 points)
Họ chỉ có thể làm ra những lớp phim mỏng phủ kim cương thôi, nó không phải là thứ để sản xuất hàng loạt như đồ trang sức đâu. Nhưng mà nó có thể dùng trong linh kiện điện tử.
>>u/mindbleach (168 points)
Trang sức là ứng dụng kém thú vị nhất của kim cương tổng hợp theo nghĩa đen luôn á.
>>u/GoldenGonzo (40 points)
Mấy viên kim cương trong hình không phải là kim cương được làm ra bởi công nghệ hay quá trình này đâu. Chỉ là cái tiêu đề thôi.
____________________
u/alizenweed (1.0k points)
Có vẻ như mấy ổng đang nhầm giữa "thể" và "thù hình" và có nhiều hơn 3 dạng thù hình của cacbon.
>u/alephnul (545 points)
Trời ạ, ông sẽ có người đọc nhiều hơn khi dùng "thể" thay cho "thù hình". Tôi đoán sơ thì có lẽ 5% dân số biết được cái từ "thù hình" này. Khả năng 15% khác sẽ nhận ra được cấu trúc của từ và hiểu được ý chính của bài viết.
>u/stewmberto (73 points)
Nhưng mà cái này là một pha mới cơ mà, đâu phải là dạng thù hình mới. Than chì và kim cương thực tế là các pha của cacbon, có nghĩa là có sự gián đoạn trong các tính chất nhiệt động bậc nhất của chúng liên quan đến nhiệt độ và áp suất khi thay đổi pha. Tôi xếp Q-cacbon như một trường hợp tương tự, với điều kiện là các nhà nghiên cứu đồng ý xem nó như là một pha
>u/notdeadyetbob13 (53 points)
Mấy ông giải thích cho tui pha là gì và thù hình khác gì nhau đi?
>>u/metalgrizzlycannon (4 points)
Thù hình về cơ bản là những cách khác nhau để sắp xếp cùng một thứ. Các nguyên tố như carbon có thể liên kết với các nguyên tố khác nhưng sự sắp xếp cấu trúc tinh thể sẽ tạo ra các vật liệu vĩ mô (vật liệu thực tế) khác nhau với các tính chất khác nhau. Về cơ bản, carbon có thể tạo thành các vòng 2D cơ bản và xếp chồng lên nhau như than chì, tạo thành các cấu trúc 3D cứng cáp để tạo ra một viên kim cương hoặc tạo ra một quả cầu khổng lồ gọi là buckepterfullerene.
Để tham khảo về than chì và kim cương: http://igcsechemisrtynotes.blogspot.ca/2009/11/dihua-and-graphite-igcse-gcse.html
Đối với các quả bóng buckecerfullerene: https://en.wikipedia.org/wiki/Buckminsterfullerene
Pha dùng để chỉ pha của vật chất như chất lỏng rắn hoặc khí.
>u/2-CI (2 points)
Nhưng ferrite và austenite đều là các pha và các dạng thù hình của sắt. Đó là một tình huống khác nhau cho các chất rắn nơi các phân tử rời rạc không tham gia và chỉ có cấu trúc tinh thể khác nhau.
____________________
u/bubbly_bear (623 points)
Vậy thì.... khi nào điện thoại với màn hình bằng kim cương mới ra mắt?
>u/decaplegicsquid (665 points)
Không có chuyện đó đâu. Cứng cũng đồng nghĩa với giòn đấy.
>u/jsveiga (5 points)
Apple đã cố làm một cái iphone có màn hình bằng shapphire nhưng mà nó hông có hoạt động. Chắc tại vì các lí do như nó giòn bởi ông trên đã nói hay là tại vì quy mô sản xuất đấy.
____________________
Trans by HT from Phường
#j2team_science #HT
r/science
Một vật liệu vô cùng tối đã được phát hiện, hấp thụ lại 99.996% ánh sáng chiếu tới (tối gấp 10 lần so với Vantablack hay bất kì vật liệu nào được phát hiện trước đó)
__________________________
Link reddit: https://redd.it/d49azl
__________________________
>u/JumpyPlug15 (5.1k points):
Tôi không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực này, tất cả những gì tôi biết cũng chỉ nhớ mang máng thôi và có lẽ có vài chỗ sai đó. Nên mấy ông giúp tôi sửa nha.
**Vật liệu tối này có ích lợi gì??**
- Vật liệu tối không chỉ nghe cho ngầu, nó còn có rất nhiều ứng dụng nha.
- Ứng dụng phổ biến nhất là dùng trong kính viễn vọng ở ngoài không gian hoặc trên trái đất để phát hiện các ngoại hành tinh. Những kính thiên văn này dựa trên sự phát hiện ánh sáng của các ngôi sao, hành tinh theo thời gian. Khi mà có các hành tinh đi ngang qua kính thiên văn và ngôi sao đang được quan sát, hành tinh đó sẽ che lại ánh sáng của ngôi sao kia và cường độ sáng tương đối mà kính viễn vọng quan sát được sẽ bị giảm xuống. Nếu mà hiện tượng này xảy ra thường xuyên á, thì chúng ta suy luận ra được là có một cái gì đó tối lắm, đen lắm hấp thụ ánh sáng của ngôi sao và chặn ánh sáng lại. Phương pháp này gọi là trắc quan quá cảnh.
- Các kính viễn vọng và máy dò này á, cần phải cực kì nhạy vì các ngôi sao thường lớn hơn các hành tinh, do đó cường độ sáng giảm xuống rất nhỏ luôn. Do đó, bất kì nguồn sáng nào khác trong không gian (như mặt trời) đều có thể gây nhiễu trong quá trình quan sát và phá hỏng thí nghiệm liền. Đây là lí do vì sao việc chống nhiễu từ các nguồn sáng khác là một vấn đề lớn trong các thí nghiệm này.
- Các loại kính quang học khác như kính hiển vi cũng bị nhiễu vì hiện tượng rò rỉ ánh sáng, mà cái hiện tượng này á, nó sẽ làm cho chất lượng của môi trường quan sát giảm đi, ảnh hưởng tới người thực hành thí nghiệm. Vậy nên một lớp phủ của vật liệu đen này sẽ giảm hiệu ứng của hiện tượng này đi. (u/QuantumFungus).
- Vật liệu tối này cũng có thể được dùng để đo năng lượng của tia laser đó. ELI5 nha, đầu tiên á, bạn phủ một lớp vật liệu trong ống nano, sau đó chiếu tia laser vào ống này trong khoảng thời gian nhất định và đo xem thử ống nano này nóng lên bao nhiêu trong khoảng thời gian đó. Nếu mà các bạn biết được tính chất của ống nano, bạn có thể tìm ra được là tia laser mang bao nhiêu năng lượng. Tôi tin là có các phương pháp khác nhau để đo năng lượng laser á, nhưng mà đây là một phương pháp tuyệt vời để xác minh năng lượng của nó (u/hennypennypoopoo). Nhiệt lượng kế thường dùng trong việc đun nóng nước, nhưng mà để đo nhiệt lương trong trường hợp này thì thường dùng các cặp nhiệt điện hơn vì tính hiệu quả và thuận tiện của phương pháp này theo như tôi biết.
P/s: Không có nghĩ là tôi sẽ trích dẫn về nhiệt lượng của tia laser từ ông Hennypennypoopoo đâu. Nhưng mà cảm ơn ông nha!
> (T/N: Mình sẽ giải thích cho các bạn về các đo nhiệt lượng của laser. Về cơ bản, laser được xem là một chùm tia sáng có cường độ mạnh. Bài trước mình dịch về vật liệu chống nóng đã có giải thích về cách ánh sáng mang năng lượng, link mình sẽ để ở phía sau. Năng lượng không tự sinh ra hay tự mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, năng lượng của laser cũng vậy. Sau khi đem tia laser chiếu vào vật liệu tối kia, các bạn có thể biết được nhiệt dung riêng của vật liệu, cũng biết được khối lượng của vật liệu, các bạn chỉ cần đo nhiệt độ tăng giảm bao nhiêu là biết được nhiệt lượng trao đổi bao nhiêu theo công thức NHIỆT LƯỢNG = NHIỆT DUNG RIÊNG* KHỐI LƯỢNG * CHÊNH LỆCH NHIỆT ĐỘ. Nhưng bởi vì có hao phí của môi trường và vật liệu tối này chỉ hấp thụ 99.996% nên nhiệt lượng tính ra không đảm bảo hoàn toàn là năng lượng của laser mà chỉ là một phần lớn thôi.
> https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/544327069810839/)
**Vật liệu tối làm những điều phía trên như nào?**
Một lần nữa nhắc lại là tôi không phải là chuyên gia đâu, nhưng mà vật liệu đen này có cấu trúc bề mặt như một mớ ống làm từ nano cacbon vậỵ ( Nhưng mà dày hơn và đen hơn nhiều). Khi các photon đi vào bề mặt của vật liệu, chui qua các ống nano cacbon này, mấy cái hạt photon nó bị lạc luôn, bị nhốt trong khu rừng ống cacbon này và rất khó để chúng thoát ra được hay bị phản xạ lại.
**Làm sao để tạo ra được vật liệu tối?**
Vật liệu tối được tạo ra tình cờ bởi một tai nạn thôi á.
Nhóm nghiên cứu đang cố tìm ra các cải tiến để sản xuất ống nano cacbon trên bề mặt kim loại như lá nhôm, loại vật liệu mà dễ bị oxy hoá trong không khí á.
Điều này không ổn, vì nhôm lúc nào cũng có một lớp oxy hoá giữa lá nhôm và ống nano
> (T/N: Các bạn nào học hoá đã biết bên ngoài kim loại nhôm không bao giờ hoàn toàn là nhôm mà là một lớp oxit Al2O3, tính chất của lớp oxit này các bạn có thể tìm trên mạng á)
Để giải quyết quá trình oxy hoá, họ mới ngâm mấy lá nhôm trong môi trường nước mặn, sau đó chuyển qua môi trường chân không để ngăn cản lớp oxit mới tạo thành. Kết quả là cấu trúc của các ống nano cacbon lộn xộn một cách lạ thường và khả năng hấp thụ quang điện tử đa hướng cao bất thường (Hấp thụ ánh sáng từ mọi góc độ)
**Vật liệu tối này thì khác gì so với Vantablack?**
- Vantablack là các ống nano cacbon được xếp theo chiều dọc ( giống như một rừng cây mọc thẳng lên trời vậy) trong khi vật liệu này có cấu trúc các ống nano cacbon hướng ngẫu nhiên.
- Về cơ bản, hai cái này là một thôi á, chỉ có cấu trúc của tụi nó khác nhau thôi.
**Điều gì xảy ra với các photon bị nhốt trong vật liệu? Vật liệu sẽ nóng lên rất nhiều chứ?**
- Khi các photon nảy xung quanh vật liệu, chúng chuyển đổi năng lượng thành các dạng khác nhau và làm nóng lớp phủ và vật thể được phủ.
- Tuy nhiên, năng lượng đó tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn thôi vì các ống nano cacbon này có khả năng toả ra các bức xạ trong quang phổ không nhìn thấy được (phổ biến là hồng ngoại) như một vật đen tiêu chuẩn.
**Vật liệu mà tối nhất có bán trên thị trường là gì?**
- Black 3.0, hiện đang được gây quỹ, đây chắc là vật liệu đen thương mại hiện có á.
- Có ông nào đó gợi ý cho tôi về ý tưởng treo các mấy cái ống nano cacbon trong Black 3.0 và tôi nói thật nhá, đấy là một ý tưởng triệu đô á.
Thank for all the kind comments :)))
__________________________
Trans by HT from Phường
P/s: Hình ảnh minh họa cho Vantablack.
Kiến Biến Thành Zombies và Vỡ Tung Đầu
Mãi đến lúc này các nhà khoa học mới hiểu sâu hơn nguồn gốc của thây ma zombies, được hình thành bởi một loài nấm quái dị và nổi tiếng (đọc đến cuối;)). Một ngày đẹp trời, một con kiến lang thang kiếm ăn, vô tình đạp phải bào tử nấm trên đường, bào từ dính vào chân, xuyên qua da, vào trong cơ thể. Thứ quái vật này ăn dần con kiến từ bên trong, nhân lên nhiều tế bào mới. Con kiến tiếp tục cuộc đời mình, kiếm ăn..về tổ, trong lúc nấm dần phát triển đến lúc chiếm tận một nửa trọng lượng cơ thể kiến. Kết thúc quá trình ăn cơ thể vật chủ, các tế bào nấm tập hợp thành một thảm và châm kim vào các tế bào cơ của kiến. Rồi các tế bào nấm này gởi tín hiệu hóa học lên não kiến, buộc chúng làm một việc kỳ lạ. Kiến rời tổ và leo lên một cây gần đó. Nấm dẫn kiến leo lên cao, ra đến một chiếc lá, cắm đầu đâm càng xuống lá, mắc vào đó và chết.
Lúc này nấm phóng ra các sợi tơ dính, dán kiến chặt vào lá. Và lúc này, một vòng đời mới bắt đầu: một thân nấm lớn đâm từ trong ra, làm vỡ tung đầu kiến, từ đó rải ra cơn mưa bào tử xuống đường đi của kiến ở mặt đất phía dưới. Lũ kiến như đi giữa bãi mìn, và mỗi khi đạp phải thì nhận lấy số phận thê thảm. Loài nấm quái quỷ này được khoa học ghi nhận cả trăm năm nhưng cơ chế lan truyền tinh vi của nó mãi gần đây mới được tìm hiểu kỹ, chất hóa học bơm lên não vật chủ khiến kiến rời tổ leo lên cây vẫn chưa được biết chính xác.
Nhóm nấm này là Ophiocordyceps, [không phải một mà có ít nhất 28 loài, nhưng tất cả có chung MỘT tổ tiên, mỗi loài nấm lại tấn công một loài kiến hoặc côn trùng riêng biệt]. Nổi tiếng nhất trong số chúng là 'thần dược đông phương': đông trùng hạ thảo, tất nhiên câu chuyện marketing được kể để bán chúng thì hiền lành thơm thảo hơn nhiều.
Đoạn [..] trên là kết quả của nhiều nghiên cứu khởi từ 2010, lúc Dr. Hughes nhận diện một hóa thạch kiến zombie 48 triệu năm tuổi, điều đó cho thấy loài nấm zombie này có lịch sử lâu đời, nhưng lúc ấy không biết tại sao nó tiến hóa từ nấm thông thường thành được như thế. Đến 2013, João Araújo, một học trò của Hughes, tiến hành tìm kiếm sưu tập các mẩu kiến này rồi giải mã trình tự DNA, ra được con số 28 nấm tương ứng với các vật chủ khác nhau. Các loài nấm này lại thuộc về một nhóm nấm lớn chuyên sống trên gỗ mục hoặc lây nhiễm lên bộ côn trùng cánh nửa. Sau khi nghiên cứu ADN của 600 loài, Araújo vẽ ra cây gia phả, và phát hiện toàn bộ lũ nấm zombie Ophiocordyceps có chung một tổ tiên duy nhất. Điều thú vị là tổ tiên ấy chỉ lây nhiễm cho ấu trùng bọ cánh cứng mà thôi - một loài có lối sống đơn độc, hoàn toàn khác biệt với kiến.
Bọ cánh cứng ấy sống trên gỗ mục, ấu trùng nở ra bò lang thang trong thân gặm gỗ. Nếu vô tình dẫm phải bào tử nấm, bào tử sẽ xâm chiếm và ăn dần cơ thể. Con bọ chết đơn giản, không drama. Nấm cũng phóng bào tử và lây cho những ấu trùng đi qua khác. Nấm nhiều lần sẽ bám lên kiến, loài có khi cũng sống trong gỗ mục, nhưng vật chủ mới này là một thách thức lớn. Không giống bọ cánh cứng đơn độc, kiến sống thành tổ đông đúc. Và vì bệnh dịch có thể xóa sổ trọn cả bầy, nên bất kỳ con kiến nào có dấu hiệu bệnh tật sẽ bị tấn công và tiêu diệt không thương tiếc. Nấm không thể thực hiện phương án cũ: lớn lên đủ, giết vật chủ, thêm thời gian phát triển thân nấm, hình thành và phát tán bào tử. Trải qua chọn lọc tự nhiên, còn sót lại những loài nấm giữ cho vật chủ khỏe mạnh trong lúc bị xâm chiếm, đến tận lúc nấm đủ lớn thì kiến mới bị dắt rời tổ thực hiện hành trình trên. Việc zombie-hóa kiến là một đòi hỏi cần thiết với nấm, để có thể buộc kiến hành động bất thường. Kiến phải rời tổ, lên cao, nhưng không được đi quá xa. Việc chuyển đổi thành công lên kiến tạo nên sự bùng nổ tiến hóa: hình thành nấm chuyên biệt từ vật chủ này sang vật chủ khác.
Nấm zombie vốn xuất hiện ở vùng nhiệt đới, trải qua nhiều triệu năm, chúng đi xa dần về cực, lúc ấy lại có thách thức mới. Lá rụng mùa thu, kiến không còn chỗ để cắm càng xuống, nấm bèn thích ứng kịp thời, ở xứ lạnh mùa thu đông - kiến zombie sẽ quặp chặt cành khô trước lúc chết.
#j2team_share #j2team_science (Dịch từ NYT: [https://www.nytimes.com/2019/10/24/science/ant-zombies-fungus.ht](https://www.nytimes.com/2019/10/24/science/ant-zombies-fungus.htm)ml )
Sẽ như thế nào nếu chúng ta không phải đi ngủ?
What if we don't have to sleep anymore?
Video by What.If [What If Science]
Loosely translated...
#j2team_knowledge #j2team_science
#j2team_relax #j2team_knowledge #j2team_science
Bài viết nói "sơ sơ" về du hành thời gian và giải thích nó trong Avengers: Endgame (Không spoil nha).
#j2team_science
Tất cả bài hát đều đạo nhái từ 1 thằng, thằng nào mà ghê gớm vậy? xem đi r biết :)).
Tại sao lại có sự trùng hợp của những bài hát?
Video này sẽ giải thích cho b.
Video vô cùng bổ não :)).
Source: Nerd Đẹp Trai (ô này bỏ làm youtube hay s ý).
[Vietsub] Sẽ như thế nào nếu Quá khứ, Hiện tại và Tương lai tồn tại cùng một thời điểm?
Bài trans cùng kiến thức khá eo hẹp của em có thể còn nhiều thiếu sót, mong mọi người thông cảm :D
Trong video có nhiều chỗ hơi khó hiểu nên e xin phép dùng ngôn ngữ riêng để làm nó dễ hiểu hơn chứ không dịch hoàn toàn sát rạt nghĩa ạ :v
________________________________
Youtube: Khoa học Tiếng Việt
Video by What.If
Video tiếng Việt: https://youtu.be/H801XUD6Smk
Video tiếng Anh: http://bit.ly/2rkEPg5
Translated by MonokaiJs (@MonokaiJsp | https://omfg.vn)
#j2team_share #j2team_knowledge #j2team_science #j2team_vietsub
#j2team_news #j2team_science #j2team_discussion
Dự án kết hợp máy bay với tàu hỏa
Mục đích là vẫn cung cấp đủ điện để chở được 2000 người ở trên cao
Bạn nghĩ điều này khả thi chứ?