# **CẦN SA: CHẤT CẤM LUÔN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ QUÁ CAO HOẶC BỊ ĐÁNH GIÁ QUÁ THẤP **
“Lần đầu thử cần sa, tôi cảm giác xung quanh mênh mông như vũ trụ. Tôi thấy mình như thuộc một phần của thực thể trí tuệ vĩ đại” - đây là lời kể của một nhân vật trong bộ phim tài liệu “The Legends of 420” trên Netflix.
Kể từ sau khi Canada và một số bang của Mỹ hợp pháp hóa cần sa, rất nhiều bộ phim tài liệu về loại chất kích thích này xuất hiện trên Netflix. Cũng dễ hiểu khi nền tảng nội dung số này đang muốn tiếp cận đến phần lớn người dùng thuộc thế hệ Millennials và Z Gen.
Nhưng dù nằm trong một bộ phim tài liệu ủng hộ cần sa, lời miêu tả trên không phải là nói quá. Cần sa có thể khiến người sử dụng thay đổi nhận thức: thấy thời gian trôi qua chậm hơn, vật thể chuyện động chậm hơn, nhạy cảm hơn với âm thanh và ánh sáng… Sự thay đổi về nhận thức này khiến người sử dụng cảm giác như giác quan của họ trở nên nhạy bén hơn hoặc tập trung hơn, nhưng trên thực tế chỉ là sự thay đổi về cách tiếp nhận và xử lý thông tin.
Những sự thay đổi này gây ra do hợp chất THC có trong cần sa kết hợp với các thụ thể thần kinh. THC cũng khiến não giải phóng dopamine (còn được biết đến với tên gọi chất hóa học hạnh phúc), giống như khi ăn hay làm tình - nhưng không nhiều bằng sử dụng cocain hay meth.
Ngoài THC, cần sa còn chứa CBD. Cả THC và CBD đều có cấu tạo phân tử giống nhau - và giống với một hợp chất trong cơ thể có tên gọi endocannabinoids. Đây là lý do giúp CBD và THC có thể liên kết với các thụ thể thần kinh khác. Tuy nhiên, khác với THC, CBD không gây ra triệu chứng “high”. CBD là hợp chất được sử dụng chủ yếu trong y tế, giúp giảm căng thẳng, giảm đau hay hỗ trợ điều trị các bệnh tâm thần như trầm cảm, lo âu… CBD được chứng minh (cho đến thời điểm này) là dung nạp tốt, và không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào dù với liều lượng lớn. [1]
Còn THC ngoài gây ra cảm giác “high”, cũng có những tác dụng phụ như: mắt đỏ, khô miệng/mắt, phản ứng chậm, mất trí nhớ ngắn hạn…
Các nghiên cứu đã chỉ ra cần sa có tác dụng y tế tốt hơn hẳn so với các chất kích thích hợp pháp như thuốc lá hay rượu bia, bên cạnh đó còn gây hại ít hơn. Cụ thể, xét trên phương diện gây hại đến bản thân và gây hại cho những người xung quanh, cần sa an toàn hơn rất nhiều so với thuốc lá và rượu bia [2]. Và khác với những chất kích thích bị cấm khác như cocaine, meth, thuốc phiện… cho đến nay chỉ mới ghi nhận 1 trường hợp tử vong do cần sa [3].
Vậy, với những lợi ích về cả giải trí lẫn y tế như thế, tại sao cần sa bị cấm?
Câu hỏi này cũng phức tạp như “tại sao cần sa được hợp pháp hóa” hay “tại sao rượu và thuốc lá không bị cấm”. Theo một số tài liệu, cần sa đã gây ác cảm với xã hội Mỹ khi đi cùng những người nhập cư Mexico (đây cũng là nguồn gốc của từ Marijuana - M-word) và trở thành tâm điểm tẩy chay sau đó. Nhưng căng thẳng pháp lý về cần sa đã mạnh hơn kể từ sau “cuộc chiến ma túy” do Tổng thống Nixon phát động. Cần sa được lý luận là chất kích thích “cửa ngõ”, dẫn đến những chất nguy hiểm khác
Nhưng tất nhiên những lý luận này không còn làm hài lòng các bộ não của thế kỷ 21. Đây là lý do sau nhiều cuộc đấu tranh, Canada và nhiều bang của Mỹ đã hợp pháp hóa cần sa thương mại nhằm mục đích giải trí và y tế - đổi lại là lượng tiền thuế khổng lồ.
Tuy nhiên, động thái hợp thức hóa cần sa cũng đem lại nhiều vấn đề phức tạp khác. Vì cần sa không đơn giản là chỉ có lợi hoặc chỉ có hại như mọi người nói. Yeah, mọi thứ vốn luôn phức tạp mà.
Hãy lấy ví dụ về tác dụng y tế. CBD và THC được biết đến như những hợp chất giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân ung thư trong giai đoạn hóa trị, giảm đau cơ, giảm stress, hỗ trợ điều trị lo âu và trầm cảm, kích thích thèm ăn… nhưng không có nghĩa là cần sa có ích tương tự. Những hiệu quả y tế chỉ đúng khi những chất này được sử dụng độc lập và với liều lượng cụ thể. Tuy nhiên, các giống cần sa mới thường có hàm lượng THC cao; và khi sử dụng cần sa, người dùng cũng dung nạp rất nhiều chất khác nhau (hút cần khiến cơ thể hấp thụ nhiều CO hơn so với hút thuốc lá, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp [4]). Do đó, khẳng định cần sa gây hại cho sức khỏe là chính xác.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra sau khi sử dụng cần sa, người dùng có thể cảm thấy lo âu, phiền muộn, mất tập trung [5]. Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra những người dùng cần sa lâu dài thường có khả năng tư duy quản lý kém, hình thành những thói quen xấu… [6]. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đã đón nhận nhiều chỉ trích và phản đối vì (1) không rõ ràng rằng các đối tượng như vậy sử dụng cần sa hay cần sa khiến những đối tượng nghiên cứu trở nên như vậy và (2) không thể cách ly những đối tượng nghiên cứu khỏi các chất kích thích khác như rượu, thuốc lá [7].
Nhiều nhà khoa học cho rằng cơ chế tác động của cần sa (tác động đến các thụ thể thần kinh), có thể khiến thay đổi cấu trúc phát triển của não. Đã có nhiều nghiên cứu trên chuột về kết luận này [8]. Do đó, tác động của cần sa cũng khác nhau đối với những nhóm tuổi khác nhau. Cụ thể, cần sa chứa đựng nhiều rủi ro hơn với nhóm tuổi vị thành niên vốn đang phát triển cấu trúc não, nhưng lại rất tốt với người già (đặc biệt trong điều trị Alzheimer). [8].
Việc thiếu hụt các nghiên cứu về cần sa là hệ quả của luật cấm cần sa. Do đó, rất có thể tiền lệ của Canada sẽ giúp chúng ta sớm có nhiều nguồn thông tin hơn về loại thực vật này cũng như những chất hóa học trong nó. Việc hợp pháp hóa cũng giúp pháp luật có thể thắt chặt hơn quy trình sản xuất cần sa và các quy định về nồng độ THC.
Luật cấm cần sa cũng đang gây ra nhiều tiêu cực về mặt pháp lý ở Mỹ, khi nhiều người phải vào tù vì một loại chất kích thích không thật sự nguy hiểm. Phụ huynh của những người vào tù đã quá mệt mỏi với việc chứng kiến con mình bị nhốt vào những nhà tù khắc nghiệt nhất (nơi chúng tiếp xúc với những con nghiện khác - bao gồm cả nghiện rượu, heroine, meth…), sau khi ra tù lại khó hòa nhập và tìm kiếm công việc hơn [9].
Việc cần sa bị cấm cũng khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt những kẻ bất hảo - tạo ra định kiến xã hội và làm sai lệch các khảo sát liên quan đến cần sa.
Những điều này sẽ sớm được giải quyết sau một thời gian việc hợp pháp hóa diễn ra. Các công ty liên quan đến ngành công nghiệp này sẽ có đủ tiền để tài trợ cho các công trình khảo sát/nghiên cứu (như cách mà các công ty thuốc lá đã làm).
Tuy nhiên, có một điều mọi người vẫn thường nhầm lẫn: cần sa không gây nghiện. Trên thực tế, 10% số người sử dụng cần sa bị nghiện. Cần sa tuy không gây nghiện về vật lý nhẹ như thuốc lá, rượu hay nghiện vật lý nặngn như heroine hay meth, nhưng có nguy cơ gây nghiện tinh thần như game, mạng xã hội, truyện tranh. Và giữa nghiện tinh thần và nghiện vật lý nhẹ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Với những tác dụng trị liệu tuyệt vời của mình, cần sa đang được nhiều người sử dụng như một giải pháp để tạm quên đi những vấn đề và phiền muộn cần giải quyết. Việc này được gọi là “lạm dụng” và sẽ sớm gây ra tình trạng nghiện. Truyện tranh, mạng xã hội, rượu, game, phim… cũng thường được “lạm dụng” tương tự nhưng không hiệu quả bằng.
Bất kể bạn dùng cách gì để né tránh vấn đề đi chăng nữa, nó đều tệ hại như nhau. Vì sau cơn khoái lạc nhất thời, bạn phải trải qua cảm giác khá khó chịu: khoảnh khắc bạn nhận ra vấn đề vẫn nằm ở đó, còn bạn thì ăn hại. Những cơn khủng hoảng hiện sinh ập đến cho bạn biết rằng bạn không là ai cả.
Những trải nghiệm này thật sự tệ, và chẳng có thứ chất kích thích nào giúp bạn được đâu.
#MonsterBox #J2Team_Disscusion
#MonsterBox #AI #robot #HypothesisScenarios #J2TEAM
LIỆU ROBOT CÓ THAY THẾ CÔNG VIỆC BẠN ĐANG LÀM?
Một video Monster Box làm về vấn đề này mong mọi người sẽ thích.
Mọi người muốn coi 60 FPS thì xem ở link Youtube này nha (Facebook xem được 30 FPS à): https://youtu.be/AmXg-jB_D-s
Nếu được ngó qua cái Fanpage Monster Box nếu thấy thích nhóm bọn mình: http://facebook.com/teammonsterbox/