LÀM PHẦN MỀM VIỆC NHẸ LƯƠNG CAO LÀ CÓ THẬT HAY KHÔNG?
#xoamulaptrinh_share #software_engineer #it #programming
#j2team_share
Nhi từ khi học lập trình tới giờ thường nghe hay thấy trên internet khi nào cũng làm phần mềm việc nhẹ lương cao. Nhưng mà có lẽ lương cao, ngồi máy lạnh, book đồ ăn về là sướng thật. Nhưng mà việc không hề nhẹ nhé.
Mình mất ba năm kể từ năm lớp 7 tới giờ để đi qua từng ngõ ngách làm phần mềm nhưng chỉ ở mức cơ bản và có thể xây dựng từng dự án cho mỗi môn học hay một công nghệ nào trong số những cái mình đã từng đi qua. Kiến thức nền móng về lập trình: C(Algorithm and Data structures), Database basic(MySQL), UML, Java(OOP), JavaSwing. Web cơ bản: HTML, CSS(Responsive), BOOTSTRAP, JS, PHP, Git, UX/UI. Web advanced: Nodejs (Back-end), Laravel(mình học công nghệ này trước node nha hiểu được mô hình Model View Controller nha), React( trước mình viết theo kiểu class, một năm sau mình viết theo kiểu functional react hooks í dùng Typescript để viết), Redux (quản lý trạng thái), mà nay thì có GraphQL(các bạn đụng tới chưa). Mobile thì có React Native và Flutter đang nổi các bạn phải học Dart đấy hihi nhưng cái này mình chưa đụng nơi. Humans Testing(Làm Dev các bạn vẫn nên có một tư duy như là một người test nha, chủ yếu các bạn theo ngành này tài liệu phải làm nhiều mặc dù nó nhẹ đỡ đau đầu như Dev, ngày nay thì sự ra đời của những mô hình mới như Scrum hay tuyên ngôn về Agile thì một điều trong 4 điều có trong bản tuyên ngôn mình dịch ra tiếng Việt đó là "sản phẩm hơn là tài liệu (documents^^). Thì như tuyên ngôn đó họ sẽ dành thời gian nhiều hơn cho việc tạo ra sản phẩm chất lượng hơn là documents. Điều này nghĩa là sao các bạn theo test hiểu í mình nói rồi chứ vâng và các bạn không phải làm theo mô hình thác nước như trước đây nữa và cũng không quá là cập rập trong thời đại phát tiền phần mềm ở hiện tại nữa.), Automation testing(học nốt hihi có gì sau đi làm dev vọc vạch vui vui vì biết trước rồi mà). AI(Mình chưa đụng nhưng muốn theo nó thì một là các bạn phải giỏi toán từ đầu, hai là các bạn học nó với tư cách là một lập trình viên, các bạn biết con đường để trở thành lập trình viên của mình rồi đấy. Giờ mình Nhi theo Frontend và sẽ trở thành Frontend developer trong thời gian tới không xa.
Ngày đi học tối về làm và hiện tại thì mình mới lớp 10 và học chuyên Văn . Trước cứ nghĩ sẽ màu hồng nhưng nó chỉ màu hồng khi bạn làm đúng giờ, đi ngủ đúng giờ, tập luyện thể thao đầy đủ, cân bằng giữa đi làm và đi học. Đặc biệt là bạn phải bỏ thời gian ra học và làm. Bạn loại bỏ những thứ không cần có trong cuộc sống của bạn đi thì bạn sẽ tập trung vào việc học code được hoặc là làm sao sắp xếp một cách cân bằng và hợp lý luôn nghĩ về những dự định vạch đường đi trong đầu và không nên buông thả mình. Mình đã khóc khi mà mình thất bại và mình đứng lên lại sau mỗi lần vấp ngã. Cũng đừng quá buồn lâu vì nó không tốt cho bạn đâu. Bên bạn luôn có mọi người xung quanh chí ít ở đâu đó có mình bạn có thể ib trò chuyện với mình nếu đang có sự bế tắc nào đó chưa giải quyết được. Mình có thể dành thời gian tâm sự cùng với bạn. Vẫn câu nói ấy của một chị gái nói "chị ấy sẽ yêu những ai nở một nụ cười trong rắc rối" nụ cười tự nhiên khác nha thanh thản nhẹ lòng. Hì
Việc học mới công nghệ là việc hàng ngày chúng ta nên làm và tìm hiểu xem thế giới công nghệ có gì mới để ta có thể gắn bó với nghề theo thời gian. Mình hiện tại theo Frontend (React, Redux, Typescript).
Và mình hiện tại thấy Progressive Web App khá thú vị để học đấy. Hay là mình cũng thường xuyên lên các trang như medium và quora hay tham gia vào các cộng đồng như discord, Reddit để tìm tòi học hỏi thêm.
Tiếng Việt thì có những trang như viblo. Đi làm thì có f8, easy Frontend các bạn học để đi làm phần mềm thì lên những trang như này mà học để đi làm. Chủ yếu khi mới đi làm chỉ xử lý mảng và chuỗ, làm tốt CRUD. Sau này thì từ đấy mà đi lên. Nhiều công ty họ chỉ hỏi sợ quá và có sản phẩm show ra cho họ thấy là được tuy nhiên thuật toán và giải thuật của bạn tốt thì bạn phỏng vấn ở đâu cũng được. Cộng thêm kỹ năng mềm nữa thì ở đâu họ cũng nhận bạn thôi.
Còn muốn phỏng vấn tốt thì tiếng Anh giao tiếp hay tham gia các challenge code competition như leetcode, hackerrank, viblo code, code forest, ...
Đấy là chia sẻ của mình, còn các bạn thì sao hiện tại các bạn đã và đang đi đến đâu và hiện tại như thế nào rồi ạ. Cùng chia sẻ để mọi người có thể đọc comment và học hỏi được không ạ.
Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ ❤️
"Pretty cat" I love you ❤️
#J2TEAM_QUESTION #PROGRAMMING
Chào các b.
E đang tìm hiểu về chức năng Upload file(Image, Exe, Pdf,...) từ phía client(web browser, app,...) lên Server. Tuy nhiên gặp vấn đề tiềm tàng về bảo mật đối với các file này.
Giải pháp đầu tiên tìm thấy trên Google là dùng phần mềm AntiVirus để quét các file này. Hầu hết các phần mềm AntiVirus đều hỗ trợ quét tệp bằng lệnh CMD với thông tin đầu vào là đường dẫn của file và trả về kết quả.
Tuy nhiên với giải pháp này thì ứng dụng phía server phải ghi/tạo lại file do người dùng đã upload lên tại ổ cứng phía server rồi mới Scan được.
Câu hỏi:
* Việc tạo/ghi lại file này ra ổ cứng server tiềm ẩn nguy cơ nào về việc bị nhiểm Virus từ những file này vào hệ thống hay không?(ngay cả khi không khởi chạy các tệp này) Nếu có, vui lòng cho e xin thêm thông tin.
* Ngoài giải pháp trên, các b còn giải pháp nào OK hơn không?
* Bất kỳ gợi ý hoặc từ khoá nào đều rất được hoan nghênh.
E cảm ơn!
#j2team_question #python #programming
Các bác xem giúp e vấn đề này với :
E viết 1 đoạn code liên tục viết string vào 1 file sử dụng While và 1 muốn có thể đọc được file đó (file đó vẫn chạy và viết string vào) , e có dùng tail mà không được , khi nào code dừng thì mới đọc được nội dung file !
#j2team_question #python #programming
Các bác xem giúp e vấn đề này với :
E viết 1 đoạn code liên tục viết string vào 1 file sử dụng While và 1 muốn có thể đọc được file đó (file đó vẫn chạy và viết string vào) , e có dùng tail mà không được , khi nào code dừng thì mới đọc được nội dung file !
[Độc quyền] Chỉ có tại J2TeaM Community: Toàn bộ video khóa học (Premium) JavaScript - Regular Expression trên EggHead
>> Intro: https://egghead.io/lessons/javascript-javascript-regular-expressions-introduction
Regular Expression (viết tắt: Regex) hay tên tiếng Việt là biểu thức chính quy là "một thứ thần thánh" mà bạn sẽ gặp trong hầu như mọi ngôn ngữ lập trình khác. Có một câu trích dẫn nổi tiếng là:
Some people, when confronted with a problem, think
“I know, I'll use regular expressions.” Now they have two problems.
(Tạm dịch: Một số người khi phải đối mặt với MỘT vấn đề sẽ nghĩ "Tôi biết, tôi sẽ sử dụng regex." Và giờ thì họ có HAI vấn đề.)
Câu này ngụ ý rằng regex chính là một vấn đề mới vì việc học regex có khi còn khó khăn hơn việc giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải. Hi vọng khóa học này sẽ giúp được những bạn gặp khó khăn trong việc học Regex.
===== THÔNG TIN =====
+ Tổng số: 10 video
+ Thời lượng: 00:31:59
+ Chất lượng: Full HD (không che)
===== DOWNLOAD =====
+ Link: https://goo.gl/3xLDvn
+ Mật khẩu giải nén: J2TEAM
#javascript #regex #programming | #protect@64t263@
#programming #softwareTesting #vmc #j2team_share
Hỏi: Nếu được thuê để test một chương trình, bạn sẽ cố làm gì cho nó crash (sập)?
Trả lời: Michal Forišek, giáo viên, nhà khoa học, teacher, scientist, lập trình viên thi đấu
=============
Một tester bước vào một quán bar.
Gọi một cốc bia.
Gọi ba cốc bia.
Gọi 2147483648 cốc bia.
Gọi 0 cốc bia.
Gọi -1 cốc bia.
Chẳng gọi cái khỉ gì.
Gọi một con gấu.
Cố gắng chuồn khi chưa trả tiền.
________________________________________
Khi cố làm một chương trình crash, hãy cho nó những dữ liệu gần với giới hạn: lớn nhất có thể, nhỏ nhất có thể, và/hoặc không hợp lệ.
Tuy nhiên, cố crash một chương trình không phải là điều duy nhất bạn nên làm khi kiểm thử phần mềm. Thường thì câu hỏi quan trọng nhất sẽ là liệu output mà chương trình tạo ra có chính xác hay không.
Như câu chuyện kể trên, khi kiểm thử một phần mềm, bạn nên làm hai việc chính. Đầu tiên, bạn phải xác minh được rằng chương trình đó hoạt động đúng như mong đợi khi nó được sử dụng theo các cách thông thường, bạn cũng nên kiểm tra để chắc rằng nó không làm những việc không tốt hoặc crash khi được sử dụng theo cách bất thường.
https://www.quora.com/If-you-were-hired-to-test-a-program-how-would-you-try-to-crash-it/answer/Michal-Fori%C5%A1ek
#fun #programming #language #j2team_share
Hỏi: Nếu các ngôn ngữ lập trình có những câu khẩu hiệu trung thực thì đó sẽ là gì?
Trả lời: John Purcell, Nhà sáng lập CaveOfProgramming.com
========
• Java: Đừng quá lo lắng về những chi tiết không cần thiết.
• C++: Việc lưu ý chi tiết là cực kỳ quan trọng.
• C: Code chạy được thì đừng có mà sửa.
• Rust: Code chạy được thì cũng sửa luôn đi.
• Assembly: Hãy lo lắng về từng micro giây chứ không phải cuộc đời ngắn ngủi của bạn.
• Perl: Phương Tây Hoang Dại trong các form xử lý text.
• Python: Hà Lan trong các form xử lý text.
• Ruby: Rất dễ hiểu, đặc biệt là sau năm năm đầu tiên.
• Scala: Bạn có thấy những ngôn ngữ lập trình thông thường kia quá dễ không? Dùng thử Scala nhé.
• Haskell: Bạn có thấy Scala dễ quá không? Thử Haskell xem.
• Erlang: Tôi thích những tập con tuần tự. Liệu còn ai thích các tập con tuần tự không?
• Cobol: Bạn có thấy thích những ngôn ngữ lập trình thông thường kia không? Thử Cobol xem.
• ActionScript: Đừng viết tắt Titanic một cách vội vàng đến thế.
• Javascript: Chạy thì được chứ trốn thì không nhé. (You can run but you can’t hide.)
• CoffeeScript: Có lẽ chúng ta trốn được?
• C#: Có lẽ không phải mọi sản phẩm của Microsoft đều là thứ tệ hại.
• Swift: Có lẽ không phải mọi sản phẩm của Apple đều tốt.
• Awk: Tái tạo lại nỗi nhớ những năm 1970 của bạn.
• Fortran: Tái tạo lại nỗi nhớ những năm 1950 của bạn.
• PHP: Vì thi thoảng, bạn phải thỏa hiệp cả những nguyên tắc của mình.
• Basic: Mọi người đều phải bắt đầu từ một chỗ nào đó.
• Pascal: Bạn có thể dùng một ngôn ngữ chuẩn hơn khi học xong khóa này.
• Kotlin: Đệt mợ cái đám Oracle cùng cái Java chó má ấy.
• Go: Chúng tôi biết bạn ghét C++. Đây là câu trả lời.
• Smalltalk: Chắc chắn là ta không thể vứt nó đi được chứ?
• Lisp: Vì đời quá ngắn để học một ngôn ngữ lập trình mới.
• Ada: Chúng ta không thể làm máy bay rơi (crash) được đúng không?
• R: Quan trọng lắm nhé. Một ngày kia, các nhà khoa học sẽ tìm ra nguyên nhân.
• PL/SQL: Vì thi thoảng cần có chút đau khổ trong cuộc đời.
• CSound: Tạo ra tất cả loại nhạc nào bạn thích, chỉ cần nghe kinh khủng là được.
• Visual Basic: Có ai vừa chạm vào tôi thì phải?
________________________________________
Sự thật thú vị:
Lãnh Chúa Byron thứ 5 là một con người tồi tệ và nguy hiểm.
Lãnh Chúa Byron thứ 6 là một người điên rồ, tồi tệ và nguy hiểm, và ông viết ra được những bài thơ hay.
Con gái của Lãnh Chúa Byron thứ 6 cực kỳ, cực kỳ thông minh. Tên bà là Ada Lovelace và bà viết ra ngôn ngữ lập trình đầu tiên của thế giới.
https://www.quora.com/If-programming-languages-had-honest-slogans-what-would-they-be/answer/John-Purcell-4
#dev #programming #j2team_share
Hỏi: Kỹ năng khó dạy nhất trong ngành kỹ thuật phần mềm là gì?
Trả lời: Brian Knapp, Người Công giáo, Kỹ Sư Phần mềm. Tôi viết tại Code Career Genius
==========
Có một kỹ năng cực kỳ khó dạy hay thực hiện trong bất kỳ tình huống nào của kỹ thuật phần mềm...
Để hiểu về điều này tôi cần kể một câu chuyện khá buồn cười.
Nhiều năm trước Google tung ra tính năng mới đáng kinh ngạc này. Đó là một ô bảng tự động xổ xuống hiện ra các từ khi bạn đang gõ vào. Thực sự quá ấn tượng.
Về kỹ thuật mà nói, họ phải giải quyết một vài vấn để lớn để có thể khiến tính năng này vận hành được.
Đầu tiên, họ phải có được trải nghiệm UI (User Interface - Giao diện người dùng) và những phần javascript liên quan để hiện ra được hết những từ gợi ý được tự động hoàn thành trong thời gian thực (hoặc tôi đoán là phải gần với thời gian thực).
Thứ hai, họ cần có một danh sách gợi ý tự động hoàn thành hợp lý dựa trên những gì mà một người dùng đang gõ vào. Và rõ ràng người dùng đó có thể gõ bất kỳ thứ gì vào Google, thực sự có quá NHIỀU biến thể.
Thứ ba, việc này có khả năng tạo ra một lượng tải dữ liệu lớn lên hệ thống. Theo tôi nhớ, bài đăng trên blog ấy nói rằng tính năng này khiến họ cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng lên tới 6 lần để hỗ trợ các yêu cầu HTTP bổ sung và những truy vấn cơ sở dữ liệu, vv...
Thực hiện được tất cả các việc đó khi biết lượng người dùng của Google là vài trăm triệu thực sự là một điều cực kỳ ấn tượng.
Đồng thời, đối với bất kỳ ai nghĩ rằng bạn có thể thực hiện điều này vào cuối tuần bằng React và Elastic Search thì, không có công cụ nào trong số đó tồn tại vào thời điểm ấy.
Dù sao chăng nữa, như tôi đã nói đó là một tính năng cực kỳ tuyệt vời vào lúc bấy giờ và cùng lúc đó tôi đang làm việc với rất nhiều trang web gây quỹ phi lợi nhuận mang lại nguồn đóng góp hàng triệu đô la.
Ai đó đã thấy việc Google đang làm và nghĩ rằng chúng tôi nên đưa tính năng đó vào trang web của mình. Rất tiện lợi khi muốn tìm kiếm các sự kiện và con người một cách nhanh chóng hơn, vì thế có lẽ đó là một ý tưởng hay ho vào lúc đó.
Chúng tôi có một chuyên gia JavaScript trong nhóm lúc bấy giờ, vì thế đội front end đã cùng giải quyết một vài vấn đề. Về phía backend chúng tôi đang dùng MySQL, vì thế chúng tôi đã cùng nhau hack một bảng gợi ý. Hơi chậm một chút, nhưng khi chạy thử cũng khá ổn.
Vì thế, sau một tháng phát triển, chúng tôi phát hành tính năng này. Có vẻ cũng chẳng có chuyện gì lớn cho đến khoảng vài giờ sau đó...
Trang web sập luôn.
Có vẻ như chúng tôi đã bị Ddos và tốn khoảng một giờ để đảo ngược mọi thứ về lúc trước và đưa trang web trở lại bình thường.
Hóa ra JS đã gửi một yêu cầu AJAX với mỗi lần bấm phím. Vì thế, nếu một người dùng gõ “John Doe” thật nhanh vào thanh tìm kiếm, nó sẽ gửi đi tám yêu cầu HTTP. Tệ hơn là, 7 truy vấn đầu tiên hoàn toàn vô dụng.
Quá rõ tại sao Google cần nâng cấp cơ sở hạ tầng của họ để phù hợp với tính năng ấy. Trưởng nhóm đã không xem xét vấn đề đó một chút nào.
Giải pháp hóa ra khá đơn giảm, hãy đặt một khoảng thời gian nghỉ để đợi ít nhất là nửa hoặc một giây sau lần gõ phím sau cùng trước khi xổ ra tấm bảng tự động gợi ý. Đồng thời, sau đó chúng tôi sử dụng ElasticSearch để tìm kiếm backend khi nó được phát hành.
Có hai vấn đề cốt lõi trong câu chuyện này.
Một, trang web sập trong vòng một giờ có thể gây tổn thất đâu đó từ 10,000 đến 100,000 USD tiền đóng góp. Gần một năm lương của FTE rồi đó (phụ thuộc vào vị trí và số lượng thực sự bị tổn hại).
Hai, thực ra không hề cần tới tính năng đó. Đó là một tính năng “có vẻ hay” nhưng không đảm bảo được rằng ứng dụng của bạn sẽ tốt hơn. Đồng thời, nó mang lại một rủi ro tổn hại khiến chúng tôi chịu một cú đòn khá đau đớn.
Chúng tôi có thể tránh được tất cả những điều này nếu nhóm tiếp cận kỹ thuật phần mềm từ cách tiếp cận tối giản.
Code nhanh nhất là code không phải chạy một chút nào.
Chạy ít truy vấn SQL tốt hơn là chạy nhiều truy vấn.
Ít tính năng hơn tức là ít phức tạp hơn.
Ít thư viện hơn tức là ít phức tạp hơn.
Ít công cụ hơn là ít phức tạp hơn.
Phức tạp khiến ta tốn thời gian.
Phức tạp khiến ta tốn ttiền bạc.
Không làm gì tốt hơn là làm một việc thừa.
Một kỹ sư Phần mềm trưởng thành sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để tránh sự phức tạp và việc viết code khi nào có thể.
Gần như không thể dạy được về tính tối giản trong kỹ thuật phần mềm.
Cũng rất khó để có được một nhóm quanh bạn. Hầu hết mọi người sẽ sử dụng thư viện mới, công nghệ mới và những thứ tương tự trong cuộc đua được định sẵn bởi sự lười biếng của họ.
Món nợ trong công nghệ là tiêu chuẩn mới mà mọi người rất hạnh phúc khi không thể nào dứt bỏ nó được.
Vì thế, có được sự tối giản trong kỹ thuật phần mềm, giả dụ như cách tiếp cận để tạo ra ít khối lượng phần mềm nhất với ít công cụ nhất, không phải là một kỹ năng phổ thông hay dễ dàng truyền dạy được.
Các lập trình viên thích lăn lóc trên một mớ hổ lốn những “đồ chơi”. Thực tế là gần như không thể đạt được tới một thứ gì đó gần với nó trong một tổ chức có nhiều hơn một người.
-Brian
https://www.quora.com/What-is-the-hardest-skill-to-teach-in-software-engineering/answer/Brian-Knapp-1
#programming #dev #jobInterview #j2team_share
Hỏi: Lập trình viên sử dụng C hay C++ có được Google ưa chuộng hơn là lập trình viên Java không?
Trả lời: Gayle Laakmann McDowell, từng làm việc tại Google
============
Nếu có hai lập trình viên tốt ngang nhau, nhưng một người biết Java còn người kia biết C++, Google sẽ thuê cả hai người. Chắc chắn đấy.
Nhưng liệu Google có thích ai trong hai người đó hơn không? Chưa chắc đâu. Theo nhiều cách, Java dễ dùng hơn khi bạn không cần lo lắng về việc quản lý bộ nhớ và con trỏ trong các cuộc phỏng vấn. Mặt khác, khả năng cao là bạn sẽ không hiểu được kiến trúc máy tính nếu bạn không biết C++.
Trong quá trình làm việc, Google sử dụng cả Java lẫn C++. Họ có ít lý do để thích một ngôn ngữ hơn cái kia. Và quan trọng nhất là, ngôn ngữ không quá quan trọng đến vậy.
Liệu bạn có nên đổi sang ngôn ngữ khác không ư? Không. Khả năng là bạn sẽ chỉ phí thời gian mà thôi. Thực sự, nếu bạn định nghĩa khả năng lập trình của mình bằng việc bạn biết ngôn ngữ nào, thì đó là một dấu hiệu tệ hại cho thấy bạn sẽ không được các hãng công nghệ hàng đầu thuê.
Hãy tập trung vào việc có được những kinh nghiệm quan trọng (làm nhiều dự án, vv) và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của bạn. Việc đó sẽ tận dụng tốt thời gian hơn.
https://www.quora.com/Are-programmers-in-C-or-C++-more-preferred-at-Google-than-programmers-in-Java/answer/Gayle-Laakmann-McDowell
#j2team_share #programming #fun
Hỏi: Vài điều mà chỉ những người từng lập trình 20-50 năm mới biết là gì?
Trả lời: John Byrd, CEO tại Gigantic Software; Giám đốc tại Sega; Quản lý cao cấp tại Electronic Arts; Harvard khóa 91
========
Mọi thứ trong ngành phần mềm đều đã được phát minh ra hết rồi. Người ta chỉ khám phá lại ra các thứ và giả vờ như thể họ đã phát minh ra nó mà thôi. Bạn có nghĩ rằng thứ gì đó là ngầu hay mới mẻ, thì thứ đó cũng được copy từ Smalltalk, hay HAKMEM hay Ivan Sutherland hay Doulas Engelbart hay IBM đời đầu hoặc Bell Labs.
Đừng tin những trình biên dịch. Đừng tin các công cụ. Đừng tin các đoạn văn bản mô tả. Đừng tin chính bản thân bạn.
Chúng ta chẳng cần thêm ngôn ngữ lập trình nào nữa. Vậy mà các bạn vẫn cuống lên và cố tạo ra một cái mới. Để tôi đoán xem nào, ngôn ngữ mới mẻ hấp dẫn của bạn sử dụng hệ số học IEEE-754 và các số nguyên có số chữ số cố định, đúng không. Ngôn ngữ mới mẻ ấy sắp hỏng đến nơi rồi.
Bảo trì code còn khó hơn viết ra code. Viết ra rất nhiều code mới có thể là một dấu hiệu của sự lười biếng.
Bạn đã được dạy để lập trình như thể bộ nhớ, thời gian của vi xử lý và băng thông mạng đều miễn phí. Không hề, không hề và không hề nhé. Đọc lại tất cả các ghi chú của Knuth (giáo sư khoa học máy tính tại đại học Standford, tác giả bộ sách The Art of Programming, một trong những lập trình sư nổi tiếng nhất thế giới - ND) về tiền tối ưu nhé.
Vài tháng sau bạn sẽ quên mất rằng code của mình hoạt động thế nào. Vì thế hãy viết sao cho nó dễ hiểu vãi ra.
Thi thoảng, tất cả những gì bạn cần là một dòng lệnh.
Hãy cẩn thận với những lập trình viên hay nói bằng sự tuyệt đối, như kiểu Cách Tao Luôn Luôn Hay Hơn Cách Mày. Lập trình là một nghệ thuật, không phải một tôn giáo.
Nếu biết trước rằng bạn sẽ làm một dãy các bước công việc nào đó nhiều hơn 10 lần, hãy tự động hóa nó.
Lưu trữ (backup) là một chuyện. Khôi phục lại nó (restore) là một chuyện khác.
Code chạy được trên máy của bạn không có nghĩa là không có lỗi. - Piers Sutton
Chờ đến khi công cụ phát triển phần mềm có bản chính rồi hẵng cài nhé. Để những kẻ khác làm lũ lợn đi.
Lập trình viên giỏi viết code hay. Lập trình viên xuất sắc không viết code. Lập trình viên vĩ đại xóa code.
Dù bao nhiêu gã quản lý gào vào mặt bạn cũng không sao, bước đầu tiên là sao chép cẩn thận lỗi đó lại.
Sớm hay muộn gì đó, sẽ có một lão già đi lại luẩn quẩn xung quanh bạn. Thi thoảng, lão sẽ giảng đạo cho bạn về các Quy tắc Lập trình. Kệ mợ lão đi nhé, vĩnh viễn luôn.
https://www.quora.com/What-are-some-things-that-only-someone-who-has-been-programming-20-50-years-would-know/answer/John-Byrd-2